WARAPO - Trung tâm Chất lượng và Bảo vệ tài nguyên nước
Lượng nước về các sông miền Bắc thấp
Thứ tư, 23 Tháng 4 2025 16:33

Dự báo từ nay đến hết tháng 4, mưa xuất hiện nhiều hơn nhưng lưu lượng dòng chảy trên các sông của miền Bắc vẫn thấp hơn cùng kỳ các năm trước

Nhiều hồ chứa ở Bắc Kạn đang ở mực nước chết

Nước sông Lô cạn kỷ lục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, từ nay đến hết tháng 4, tổng lượng mưa các tỉnh vùng núi Bắc Bộ phổ biến trong khoảng 50-100mm, có nơi trên 120mm; tại các tỉnh trung du và đồng bằng phổ biến 30-70mm, có nơi trên 100mm.

Dự báo những ngày tới, lưu lượng dòng chảy trên các sông thấp hơn so với tuần vừa qua. Tổng lượng dòng chảy trên sông Thao tại Yên Bái thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) cùng kỳ 62%, trên sông Lô tại Tuyên Quang thấp hơn TBNN cùng kỳ 59%.

Lưu lượng nước trên các sông miền Bắc đang thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Ảnh minh họa.

Lưu lượng nước trên các sông miền Bắc đang thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Ảnh minh họa.

Trên sông Đà, lưu lượng dòng chảy đến hồ Hòa Bình tiếp tục dao động theo điều tiết phát điện của thủy điện tuyến trên, tổng lượng dòng chảy thấp hơn TBNN cùng kỳ 23%. 

Trên hệ thống sông Thái Bình, sông Lục Nam tại trạm Chũ đã xuất hiện giá trị mực nước thấp nhất cùng kì tháng 4. Lưu lượng dòng chảy trên sông Cầu và sông Lục Nam đang giảm sâu. Dự báo từ nay đến cuối tháng, tổng lượng dòng chảy trên sông Cầu tại Gia Bảy thấp hơn 68% so với TBNN cùng kỳ; trên sông Lục Nam tại Chũ ở mức thấp hơn TBNN cùng kì khoảng 90%.

Còn trên sông Hồng, tổng lượng dòng chảy trên sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội thấp hơn TBNN cùng kỳ 13%.

Thời tiết Bắc Bộ được dự báo sẽ có mưa từ chiều tối 23-25/4, sau đó tạm ngắt và mưa trở lại từ chiều tối 27-29/4. Mưa rào và dông tập trung vào chiều tối và đêm, cục bộ có nơi mưa to. Nền nhiệt giảm và nắng nóng tạm thời kết thúc.

Cơ quan khí tượng thủy văn khuyến cáo người dân các địa phương cần theo dõi thời tiết và diễn biến nguồn nước để chủ động vấn đề tưới tiêu. Đặc biệt, hiện nay là giai đoạn chuyển mùa nên cần lưu ý những hiện tượng thời tiết cực đoan như dông, lốc, gió giật mạnh, mưa đá có thể xảy ra bất cứ lúc nào, gây thiệt hại đến sản xuất.

Nguồn: baonongnghiepvamoitruong.vn

 
Hội đồng thẩm định Báo cáo kết quả đánh giá sức chịu tải các sông liên tỉnh, liên quốc gia thuộc lưu vực sông Sê San
Thứ tư, 30 Tháng 8 2023 16:35

Ngày 19/7/2023, tại Hà Nội, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia tổ chức cuộc họp Hội đồng thẩm định Báo cáo kết quả đánh giá sức chịu tải các sông liên tỉnh, liên quốc gia thuộc lưu vực sông Sê San thuộc Dự án "Đánh giá sức chịu tải các sông liên tỉnh, liên quốc gia thuộc lưu vực sông Sê San và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững".Ông Nguyễn Ngọc Hà - PhóTổng giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia chủ trì Hội đồng.

Tham dự Hội nghị có đầy đủ các thành viên Hội đồng thẩm định theo Quyết định số 183/QĐ-TNNQG ngày 07/7/2023 của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia.

SS 1

Phát biểu tại phiên họp, Ông Nguyễn Ngọc Hà - Phó Tổng giám đốc Trung tâm cho biết, mục tiêu của dự án là Đánh giá được sức chịu tải của các sông liên tỉnh, liên quốc gia thuộc lưu vực sông Sê San; đề xuất các giải pháp thích hợp và xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt các sông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Phó Tổng Giám đốc nhấn mạnh đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng, vì vậy, đề nghị các thành viên Hội đồng tập trung tham gia ý kiến khách quan, cụ thể để công tác thẩm định đạt chất lượng.

SS 2

Tại Hội nghị, Ông Nguyễn Minh Lân, Giám đốc Trung tâm chất lượng và Bảo vệ tài nguyên nước đề nghị các đại biểu chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm, đóng góp ý kiến quý báu của mình cho kết quả Báo cáo kết quả đánh giá sức chịu tải các sông liên tỉnh, liên quốc gia thuộc lưu vực sông Sê San làm cơ sở để các đơn vị thực hiện hoàn thiện sản phẩm của dự án.

SS3

Báo cáo tại Hội đồng, chủ nhiệm Dự án Ông Đào Văn Dũng đã trình bày các nội dung cơ bản của Báo cáo Đánh giá sức chịu tải các sông liên tỉnh, liên quốc gia thuộc lưu vực sông Sê San. Theo đó, mục tiêu của dự án đã đạt được: Xác định được đặc điểm các nguồn nước, hiện trạng các nguồn thải; xây dựng bộ dữ liệu phục vụ quản lý các nguồn gây ô nhiễm trên các sông liên tỉnh, liên quốc gia thuộc lưu vực sông Sê San; Đánh giá được khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các nguồn nước; Xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt các sông liên tỉnh, liên quốc gia thuộc lưu vực sông Sê San phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững; Công bố sức chịu tải của các nguồn nước và phê duyệt kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt các nguồn nước.

SS4

Tham gia ý kiến tại Hội nghị, thành viên Hội đồng là đại diện các đơn vị và chuyên gia phản biện thống nhất cho rằng, hồ sơ trình thẩm định Báo cáo kết quả đánh giá sức chịu tải các sông liên tỉnh, liên quốc gia thuộc lưu vực sông Sê San đã được xây dựng công phu, nghiêm túc, có chất lượng, sáng tạo và có tính cầu thị cao. Hồ sơ trình thẩm định cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, đại biểu cho ý kiến cụ thể về đánh giá phân tích, đánh giá các yếu tố, điều kiện đặc thù, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực cho phát triển; về quan điểm, tầm nhìn và mục tiêu phát triển; phương án phát triển các ngành; định hướng phát triển kinh tế vùng, ngành trọng điểm trong giai đoạn tiếp theo.

Sau khi nghe báo cáo của Chủ nhiệm dự án, nhận xét, góp ý và thảo luận của các thành viên Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng - ông Nguyễn Ngọc Hà đánh giá cao sự nỗ lực của tập thể tác giả và đơn vị thực hiện trong thực hiện các nội dung của dự án để lập được Báo cáo kết quả đánh giá sức chịu tải các sông liên tỉnh, liên quốc gia thuộc lưu vực sông Sê San trình Hội đồng. Tuy nhiên do Dự án là nhiệm vụ mới, cơ sở lý luận còn hạn chế nên cần chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện một vài nội dung trong báo cáo.

Phát biểu tiếp thu, giải trình ý kiến, ông Nguyễn Minh Lân, Giám đốc trung tâm Chất lượng và Bảo vệ tài nguyên nước cảm ơn các ý kiến góp ý quý báu, tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, thành viên Hội đồng; khẳng định, đơn vị sẽ nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu toàn bộ ý kiến để hoàn thiện Báo cáo kết quả đánh giá sức chịu tải lưu vực sông Sê San với kết quả cao nhất trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét thông qua.

Phát biểu kết luận Hội đồng, thay mặt Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia Phó tổng giám đốc ghi nhận ý kiến tâm huyết, mang tầm bao quát và gắn với thực tiễn để góp ý cho kết quả của Dự án. Trên cở sở các ý kiến đóng góp của các địa biểu tại Hội đồng, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia sẽ chỉ đạo đơn vị chủ trì dự án tiếp thu và tiếp tục hoàn thiện kết quả của dự án nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội./.

Một số hình ảnh tại Hội nghị

SS6

SS 5

SS7

SS8

SS9

 

 

 

Tác giả: Đào Văn Dũng

 
Lũ lụt thảm khốc ở Bangladesh ảnh hưởng đến hàng chục triệu người
Thứ hai, 09 Tháng 9 2024 09:29

(TN&MT) - Phát ngôn viên của Cao uỷ Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR), William Spindler vừa cho biết, lũ lụt thảm khốc gần đây ở Bangladesh đã ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp đất nước, bao gồm cả những người ở Cox's Bazar, nơi có gần một triệu người tị nạn Rohingya từ Myanmar sống cùng với các cộng đồng bản địa.

Hơn 18 triệu người ở Bangladesh đã bị ảnh hưởng bởi những điều kiện gió mùa khắc nghiệt này, với hơn 1,2 triệu gia đình bị mắc kẹt khi lũ quét nhấn chìm các khu vực rộng lớn ở phía Đông và Đông Nam của đất nước. Thiệt hại lớn cũng được ghi nhận đối với đường sá, đất trồng trọt và nghề cá, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế.

image1170x530cropped-4-.jpgNgười mẹ bế các con lội qua vùng nước lũ trong mùa gió mùa tháng 7 ở Bangladesh. Ảnh: UNICEF/Salahuddin Ahmed Paulash

Sự tàn phá đã hối thúc Cao uỷ Liên hợp quốc về Người tị nạn phải nhanh chóng chuyển các mặt hàng cứu trợ nhân đạo từ các kho dự trữ của mình trong nước để giúp đỡ những người đang gặp khó khăn. UNHCR đang cung cấp các mặt hàng cứu trợ cốt lõi và các hỗ trợ nhân đạo khác để giúp giải quyết các nhu cầu cấp thiết nhất của các cộng đồng địa phương trong khu vực, bao gồm nơi trú ẩn và sức khỏe.

Họ đã vận chuyển vật tư y tế đến các phòng khám sức khỏe tại quận Feni và Comilla bị ảnh hưởng nặng nề nhất, bao gồm 350.000 viên lọc nước, 20.000 can nhựa, 15.000 bộ dụng cụ vệ sinh và 10.000 nơi trú ẩn khẩn cấp cùng nhiều mặt hàng khác. Những vật tư này nhằm mục đích giúp chính quyền địa phương chống lại sự lây lan của các bệnh lây truyền qua đường nước và đảm bảo nguồn nước uống sạch.

Những trận mưa lớn liên tục cũng đã gây ra lũ quét và lở đất tại các trại tị nạn của người Rohingya. Nhóm thiểu số Rohingya theo đạo Hồi đã phải chịu đựng bạo lực khủng khiếp vào năm 2017, khiến hàng trăm nghìn người phải di cư sang Bangladesh.

Tính đến ngày 6/9, khoảng một triệu người Rohingya phải trú ẩn tại Bangladesh cho và hơn 130.000 người khác đã tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn trên khắp khu vực mà không có hy vọng trở về Myanmar ngay lập tức.

Trong bối cảnh người Rohingya dễ bị tổn thương như vậy, ông Spindler đã cam kết hỗ trợ cho họ và tuyên bố "UNHCR và các đối tác đang làm việc suốt ngày đêm để hỗ trợ những người tị nạn Rohingya bị ảnh hưởng".

Thủ tướng lâm thời Bangladesh Muhammad Yunus cũng nhấn mạnh: "Cộng đồng quốc tế cần tiếp tục nỗ lực cho các hoạt động nhân đạo của người Rohingya và việc hồi hương cuối cùng của họ về quê hương Myanmar, đảm bảo an toàn và đầy đủ quyền của họ”.

Nguồn: Tổng hợp từ UN News

 
Tăng trữ nước, giảm rủi ro vụ hè thu
Thứ ba, 20 Tháng 5 2025 16:28

ĐBSCL Nhiều tỉnh ĐBSCL đang khẩn trương tích trữ nước, nạo vét kênh mương, điều chỉnh thời vụ sản xuất nhằm ứng phó xâm nhập mặn và bảo đảm nước tưới trong vụ hè thu 2025.

Đầm Hà sửa chữa 32 công trình thủy lợi từ Quỹ Phòng chống thiên tai

Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai hỗ trợ Yên Bái hơn 6 tỷ đồng

Đồng Nai: Tổ chức Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai 2025

TP.HCM đẩy mạnh phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Mưa đến, mặn đi

ĐBSCL đang bước vào đầu mùa mưa năm 2025, hiện tại khu vực này ghi nhận lượng mưa khá lớn, dao động từ 30-50mm, có nơi trên 70mm. Lượng mưa đáng kể này đã góp phần làm giảm mức độ xâm nhập mặn so với dự báo trước đó.

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, xâm nhập mặn có hàm lượng 4g/l hiện chỉ vào sâu khoảng 30km tính từ các cửa sông, mức được xem là thấp hơn trung bình nhiều năm.

ĐBSCL đang bước vào đầu mùa mưa, nông dân tranh thủ lấy nước ngọt để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo các tỉnh trong vùng không nên chủ quan, bởi diễn biến bất thường của thời tiết, đặc biệt là khi gió chướng hoạt động mạnh có thể đẩy mặn vào sâu trong nội đồng. Việc vận hành hợp lý các cống kiểm soát mặn, tranh thủ tích nước ngọt và giám sát chất lượng nước trước khi đưa vào sản xuất được xem là giải pháp then chốt để đảm bảo an toàn mùa vụ.

Hiện tại, toàn vùng ĐBSCL đã xuống giống vụ hè thu 2025 được hơn 780.000 ha, đạt khoảng 53,6% kế hoạch, tập trung chủ yếu ở các vùng ngọt như: Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang... Số diện tích còn lại dự kiến hoàn tất gieo sạ trong tháng 5-6 này.

Tại huyện Tri Tôn (An Giang), do địa hình núi cao nên việc tích trữ và dẫn nước gặp nhiều khó khăn hơn so với các địa bàn khác. Ông Trần Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn cho biết: Địa phương chia lịch xuống giống lúa hè thu làm 3 đợt từ giữa tháng 3 đến 10/5, căn cứ vào điều kiện thủy lợi và khả năng chia sẻ nguồn nước giữa các tiểu vùng. Cùng với đó, huyện yêu cầu nông dân vệ sinh đồng ruộng trước gieo sạ, tập trung xuống giống đồng loạt để né hạn đầu vụ, phòng tránh dịch hại, đồng thời áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến như IPM, “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”.

Những cơn mưa xuất hiện góp phần làm giảm mức độ xâm nhập mặn so với dự báo trước đó, người dân An Giang rất yên tâm sản xuất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngoài việc điều chỉnh thời vụ, Tri Tôn còn đẩy mạnh các hoạt động khơi thông dòng chảy. Các xã trọng điểm như Lạc Quới, Vĩnh Gia, Ba Chúc đã và đang khảo sát, lên kế hoạch nạo vét kênh mương nhằm bảo đảm lượng nước tưới tiêu cho gần 44.637 ha diện tích cây trồng vụ này.

Chuyển đổi cây trồng vùng khan hiếm nước

Tại Đồng Tháp - địa phương có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn của vùng ĐBSCL, công tác phòng chống hạn, mặn đã được chủ động triển khai từ đầu mùa khô.

Ông Huỳnh Minh Đường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Đồng Tháp cho biết: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, việc tăng cường trữ nước, kiểm soát mặn và điều tiết thời vụ đang được xem là giải pháp căn cơ, góp phần giúp Đồng Tháp chủ động hơn trong ứng phó với hạn mặn và đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp bền vững.

Hiện nay, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành kế hoạch ứng phó hạn mặn trên toàn tỉnh, tập trung vào các giải pháp như nạo vét kênh rạch, tích trữ nước tại chỗ, chuyển đổi cây trồng ở vùng khan hiếm nước, đồng thời theo dõi sát tình hình nguồn nước để có điều chỉnh phù hợp.

Việc tích nước và vận hành linh hoạt các công trình thủy lợi là điều kiện tiên quyết để đảm bảo an toàn cho mùa vụ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vụ hè thu năm nay, Đồng Tháp gieo trồng hơn 186.500 ha lúa, 13.500 ha hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, 46.500 ha cây lâu năm. Để đảm bảo nước tưới, tỉnh đã huy động các nguồn lực sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi, nhất là tại các vùng có địa hình cao hoặc khó tiếp cận nguồn nước.

PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ) cho biết: Cần chuyển đổi tư duy canh tác từ chủ động nước sang chủ động mô hình sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, trong đó có việc sử dụng giống ngắn ngày, tiết kiệm nước.

         Nguồn: baotainguyenvamoitruong.vn

 
Báo động tình trạng mực nước biển ở Thái Bình Dương dâng nhanh
Thứ ba, 27 Tháng 8 2024 08:48

Ngày 27/8, tại Hội nghị thượng đỉnh các đảo quốc Thái Bình Dương diễn ra ở Tonga, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã đưa ra báo động khẩn cấp về tình trạng mực nước biển ở khu vực này đang dâng cao với tốc độ nhanh hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu. Thực trạng này cũng được phản ánh trong một nghiên cứu công bố tại hội nghị.

Chú thích ảnhTổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: THX/TTXVN

Người đứng đầu LHQ cho biết ông đến dự hội nghị để "phát tín hiệu SOS toàn cầu - hãy cứu lấy biển của chúng ta - vì mực nước biển tăng nhanh". Ông nhấn mạnh "một thảm họa toàn thế giới đang đặt Thái Bình Dương vào tình trạng nguy hiểm".

Các đảo quốc Thái Bình Dương dân cư thưa thớt và có ít ngành công nghiệp nặng, tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu của khu vực này chiếm chưa đến 0,02% lượng phát thải toàn cầu mỗi năm. Tuy nhiên, khu vực gồm các đảo núi lửa và đảo san hô ở vị trí thấp này cũng nằm trong một hành lang nhiệt đới bị đe dọa do sự xâm lấn của đại dương.

Theo dõi các máy đo thủy triều được lắp đặt trên các bãi biển nổi tiếng của Thái Bình Dương kể từ đầu những năm 1990, Tổ chức Khí tượng thế giới phát hiện rằng mực nước biển ở một số khu vực của Thái Bình Dương đã dâng cao khoảng 15 cm trong 30 năm qua, trong khi mực nước dâng trung bình toàn cầu là 9,4 cm.

Một số địa điểm, đặc biệt là ở Kiribati và quần đảo Cook, mực nước biển dâng bằng hoặc thấp hơn chút ít so với mức trung bình toàn cầu. Nhưng ở các địa điểm khác như các thành phố thủ đô của Samoa và Fiji, mực nước dâng cao gần gấp ba lần.

Tại Tuvalu, quốc đảo nằm ở vùng trũng của Thái Bình Dương, đất khan hiếm đến mức trẻ em sử dụng đường băng tại sân bay quốc tế làm sân chơi tạm thời.

Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng, trong một số kịch bản dù chỉ ở mức vừa phải, Tuvalu có thể gần như bị xóa sổ hoàn toàn khỏi bản đồ trong vòng 30 năm tới. Bộ trưởng Khí hậu Tuvalu Maina Talia cho rằng trước thực trạng thảm họa nối tiếp thảm họa, các nước đang mất đi khả năng tái thiết, chống chọi với bão lũ. Ông Maina Talia nhấn mạnh đây là vấn đề sống còn đối với các quốc đảo như Tuvalu.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng biến đổi khí hậu là mối đe dọa an ninh hàng đầu đối với các đảo quốc Thái Bình Dương và giảm ô nhiễm khí hậu là yếu tố then chốt đối với tương lai của khu vực này. Đặc biệt, khu vực Nam Thái Bình Dương được cảnh báo về mối đe dọa do mực nước biển dâng.

Theo Liên hợp quốc, phần lớn người dân khu vực này sống trong phạm vi 5 km tính từ bờ biển. Mực nước biển dâng cao đang nuốt chửng đất đai khan hiếm và làm ô nhiễm nguồn thực phẩm và nguồn nước.

Tình trạng nước biển ấm lên cũng đang thúc đẩy các thảm họa thiên nhiên dữ dội hơn, trong khi quá trình axit hóa đại dương đang dần giết chết các rạn san hô nuôi dưỡng các chuỗi thức ăn quan trọng ở biển.

Nguồn: baotintuc.vn

 
Trang 12345678910

Trang 8 trong tổng số 35 trang

Video sự kiện

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.

Playlist: 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23

1.2024

2.2024

 

  • Tin mới nhất
  • Tin xem nhiều nhất

Liên kết web

Bộ Tài nguyên và Môi trường Cục quản lý tài nguyên nước Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia Tổng cục địa chất và khoáng sản Dự án BRG Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam Ủy ban sông Mê Kông Hội địa chất thủy văn Việt Nam

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay668
mod_vvisit_counterTrong tuần4446
mod_vvisit_counterTrong tháng24183
mod_vvisit_counterTất cả7704336

We have: 8 guests online