Tin trong nước

Ứng dụng công nghệ dự báo tiềm năng nước ngầm

(TN&MT) - Nhóm các nhà khoa học từ Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã hợp tác nghiên cứu ứng dụng học máy dựa trên mô hình lai để dự báo tiềm năng nước ngầm vùng Bắc Trung Bộ nhằm góp phần quan trọng trong công tác quản lý, sử dụng và bảo vệ hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này.

Nhiều khó khăn trong quản lý tài nguyên nước ngầm

Nguồn nước ngầm (nước dưới đất) vô cùng quý giá, có tác dụng lớn trong việc cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, trước sức ép về tăng trưởng kinh tế, dân số tăng nhanh, ô nhiễm môi trường… khiến nguồn nước đang dần bị suy giảm và cạn kiệt.

03.5

Hệ lụy từ việc khai thác nước ngầm quá mức dẫn đến sụt lún

Theo kết quả nghiên cứu của Hội Địa chất thủy văn Việt Nam cho thấy, mỗi năm mực nước ngầm của Đồng bằng sông Cửu Long tụt giảm 40cm, kéo theo lún sụt mặt đất, tạo điều kiện cho nước biển dâng cao, mặn nhập sâu. Nếu như trước đây, giếng khoan cần độ sâu khoảng 100m là có thể khai thác được nguồn nước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thì nay phải khoan sâu gấp đôi.

Nghiêm trọng hơn, một tỷ lệ lớn nguồn nước ngầm ở Đồng bằng sông Cửu Long đã bị nhiễm mặn, nhiễm hóa chất không sử dụng được. Đây là hệ lụy của việc khai thác nước ngầm tràn lan, quá mức và tình trạng sử dụng hóa chất bừa bãi, xả thải nước chưa qua xử lý ra môi trường trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp…

Cùng với đó, tình trạng sụt lún và xâm nhập mặn do khai thác nước ngầm thiếu kiểm soát đe dọa đến diện tích trũng của đồng bằng, gây ra thiệt hại về cơ sở hạ tầng, mất đất và làm gia tăng lũ lụt. Tình trạng này còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và người dân buộc phải chuyển đổi hoạt động sinh kế cho phù hợp với tình hình thực tế.

Mặc dù vậy, hiện nay, vẫn chưa có con số cụ thể nào đánh giá, dự báo về trữ lượng nước ngầm. Điều này dẫn tới khó khăn trong công tác quản lý, điều hoà, phân bổ, sử dụng hợp lý nguồn nước dưới đất.

Quản lý tài nguyên nước và vị trí giếng

Để dự báo tiềm năng nước ngầm ở vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam, mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới dựa trên viễn thám, mạng lưới thần kinh sâu (DNN) và các thuật toán tối ưu hóa Adam; Thuật toán thụ phấn hoa (FPA); Tối ưu hóa dựa trên hệ sinh thái nhân tạo (AEO); Thuật toán tìm đường (PFA); Thuật toán tối ưu hóa kền kền châu Phi (AVOA) và Thuật toán tối ưu hóa cá voi (WOA).

3.5.1

Mô hình dự báo tài nguyên nước ngầm của nhóm nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu sử dụng 95 con suối hay giếng nước với 13 yếu tố điều kiện làm dữ liệu đầu vào cho mô hình học máy để tìm ra mối quan hệ thống kê giữa tình trạng có hoặc không có sự tồn tại của nước ngầm và các yếu tố điều kiện. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã dùng các chỉ số thống kê, cụ thể là sai số bình phương trung bình gốc (RMSE), diện tích dưới đường cong (AUC), độ chính xác, kappa (K) và hệ số xác định (R2) để xác minh các mô hình.

Các kết quả cho thấy, tất cả mô hình đề xuất đều có hiệu quả trong việc dự đoán nguồn nước ngầm tiềm tàng, với giá trị AUC lớn hơn 0,95. Trong số các mô hình được đề xuất, mô hình DNN-AVOA hiệu quả hơn các mô hình khác.

ThS Thân Văn Đón - Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia - Thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, công tác dự báo tài nguyên nước là một bài toán khó mang tính chất liên hoàn và phức tạp thể hiện mối liên quan chặt chẽ giữa các yếu tố khí tượng, khí hậu, hải văn, khai thác sử dụng nước với nguồn nước mặt, nước dưới đất. Theo bản đồ tiềm năng nước ngầm, khoảng 25 - 30% diện tích vùng nằm trong khu vực có tiềm năng nước ngầm cao và rất cao; 5 - 10% ở mức vừa phải và 60 - 70% ở mức thấp hoặc rất thấp. Kết quả của nghiên cứu này có thể được sử dụng trong việc quản lý tài nguyên nước nói chung và vị trí giếng thích hợp nói riêng.

Nhóm tác giả đã phân tích, lựa chọn và đề xuất công cụ mô hình tính toán liên quan đến tài nguyên nước phục vụ các mục đích nghiên cứu của đề tài đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và được đánh giá lựa chọn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy vùng khan hiếm nước khu vực Bắc Trung Bộ có 11 thành tạo chứa nước, trong các trầm tích lục nguyên, trầm tích biến chất với lưu lượng khai thác công trình dự báo là 10.237m3/ngày và có khả năng cung cấp cho tổng số 102.370 người với tiêu chuẩn sử dụng nước 100l/người/ngày.

Để khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước hợp lý, bền vững, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt và vùng bảo vệ miền cấp (vùng bổ cập) tại các công trình với bán kính vùng cho từng công trình tối thiểu là 20m, diện tích bảo vệ vùng bổ cập từ 3 - 12km2.

Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu kiến nghị, các bộ, ban, ngành và địa phương cần xem xét xây dựng hệ thống cấp nước phù hợp với đặc điểm nguồn nước, tập quán sử dụng nước trên cơ sở kết quả nghiên cứu đảm bảo cung cấp cho sinh hoạt bền vững, an toàn tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước khu vực Bắc Trung Bộ.

Ở Việt Nam, nguồn nước ngầm hiện nay đã và đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước, môi trường. Vì vậy, những đề xuất của nhóm nghiên cứu về bộ mô hình tương ứng để tính toán với những đánh giá cụ thể nhằm lượng hóa hiệu quả trong quy hoạch tài nguyên nước là cơ sở quan trọng để góp phần trong công tác quản lý, sử dụng và bảo vệ hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này.

Nguồn: baotainguyenmoitruong.vn

Ứng dụng công nghệ dự báo tiềm năng nước ngầm

 

Kiểm kê tài nguyên nước đối với các nguồn nước nhằm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bắc Giang

Tóm tắt

Tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, là cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển KTXH của vùng cũng như quốc gia. Thông tin dữ liệu về tài nguyên nước luôn được xem là số liệu cơ bản trong quá trình ổn định và phát triển của các ngành kinh tế. Thông tin dữ liệu về tài nguyên nước đầy đủ sẽ giúp cho mọi hoạt động KTXH được đảm bảo và phòng tránh được những rủi ro từ nước như hạn hán, thiếu nước, ô nhiễm…

Ngày 24/3/2021 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại quyết định số 432/QĐ-TTg. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025 là công bố được kết quả kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, vùng, tỉnh. Theo đó, tại Điều 2 khoản 5 của quyết định số 1383/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án tổng thể kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025 đã nêu rõ kế hoạch thực hiện kiểm kê tài nguyên nước đối với các địa phương.

Theo đó tỉnh Bắc Giang đã xây dựng và triển khai thực hiện “Kiểm kê tài nguyên nước đối với các nguồn nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” trong 2 năm 2022-2023, công tác kiểm kê tài nguyên nước tỉnh Bắc Giang được thực hiện gồm 5 chỉ tiêu: Số lượng nguồn nước mặt nội tỉnh là 1021 nguồn nước; tổng lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh là 6.505,7 triệu m3; tổng dung tích hồ chứa 270,05 triệu m3; số lượng công trình khai thác sử dụng nước mặt nội tỉnh là 421 công trình; số lượng công trình xả thải vào nguồn nước nội tỉnh là 75 công trình. Kết quả kiểm kê tài nguyên nước nội tỉnh Bắc Giang thực hiện theo đề án Tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025, đồng thời là cơ sở quan trọng trong việc tổ chức, lập Quy hoạch vùng, tỉnh. Nhằm bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra theo quy định của pháp luật về Quy hoạch.

 Từ khóa: Kiểm kê tài nguyên nước, quy hoạch, bảo vệ nguồn nước, Bắc Giang.

1. Giới thiệu

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam với diện tích tự nhiên 3.895,89 km2, có tọa độ địa lý từ 21o07’ đến 21o37’ vĩ độ Bắc; 105o53’ đến 107o02’ kinh độ Đông. Dân số trên 1,8 triệu người. Tỉnh có 09 đơn vị hành chính cấp huyện và 01 thành phố. Thành phố Bắc Giang là trung tâm hành chính của tỉnh, cách Thủ đô Hà Nội 50 km; cách cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km; cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển nước sâu Cái Lân – Quảng Ninh 130 km.

TỈNH BẮC GIANG MỘT TRONG NHỮNG ĐỊA PHƯƠNG ĐI ĐẦU TRONG CÔNG TÁC KIỂM KÊ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NHẰM PHỤC VỤ PHÁT TRITỈNH BẮC GIANG MỘT TRONG NHỮNG ĐỊA PHƯƠNG ĐI ĐẦU TRONG CÔNG TÁC KIỂM KÊ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NHẰM PHỤC VỤ PHÁT TRI

Hình 1. Vị trí địa lý tỉnh Bắc Giang

Địa giới hành chính tỉnh: Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn; phía Nam và Đông Nam tiếp giáp với tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh; phía Tây và Tây Bắc tiếp giáp với thành phố Hà Nội, Thái Nguyên (Hình 1).

2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu kiểm kê tài nguyên nước tỉnh Bắc Giang

Theo công văn số 4464/BTNMT-TNN ngày 16/6/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện kiểm kê tài nguyên nước quốc gia (được phê duyệt tại Quyết định số 1383/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), công tác kiểm kê tài nguyên nước tỉnh Bắc Giang giai đoạn đến năm 2025 gồm 5 chỉ tiêu và được xác định như sau

2.1. Chỉ tiêu số lượng nguồn nước mặt

Chỉ tiêu kiểm kê số lượng nguồn nước mặt nội tỉnh do UBND thành phố trực thuộc trung ương thực hiện gồm: sông, suối, kênh rạch, đầm, phá và các hồ, ao nội tỉnh (theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Tài nguyên nước) không thuộc quy mô hộ gia đình. Việc kiểm kê chỉ tiêu số lượng nguồn nước mặt nội tỉnh có thể kế thừa từ danh mục nguồn nước nội tỉnh, danh mục ao, hồ không được san lấp đã được ban hành.

Quyết định số 739/QĐ-UBND ngày 10 tháng 07 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, danh mục nguồn nước mặt nội tỉnh thuộc sông, suối gồm 120 sông, suối và nguồn nước mặt nội tỉnh thuộc các hồ chứa thủy lợi có dung tích 50.000 m3 trở lên gồm 294 hồ chứa.

Quyết định số 1218/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt và công bố danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Kết quả kiểm kê chỉ tiêu số lượng nguồn nước mặt được tổng hợp theo Biểu mẫu số 03.

2.2. Chỉ tiêu lượng nước mặt

Chỉ tiêu lượng nước mặt được kiểm kê trên địa bàn tỉnh gồm các chỉ số: tổng lượng dòng chảy lưu vực sông (theo đặc trưng trung bình nhiều năm, mùa, tháng), tổng dung tích các hồ chứa, từng chỉ tiêu được mô tả như sau:

a. Tổng lượng dòng chảy lưu vực sông (trung bình nhiều năm, mùa, tháng)

Sử dụng phương pháp tính toán mô hình NAM để tính toán, đánh giá tổng lượng nước mặt. Các số liệu đầu vào áp dụng cho mô hình NAM gồm: số liệu mưa ngày các trạm quan trắc, số liệu bốc hơi ngày các trạm quan trắc, số liệu dòng chảy trung bình ngày trạm Chũ trong cùng giai đoạn 2014-2022.

Kết quả kiểm kê tổng lượng dòng chảy; lượng nước mặt chảy vào, ra ranh giới tỉnh được tổng hợp theo các Biểu mẫu số 05, 06.

b. Tổng dung tích các hồ chứa nước

Kết quả kiểm kê tổng dung tích các hồ chứa nước, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m3 trở lên, hồ chứa thủy điện với công suất lắp máy trên 50KW được tổng hợp theo số liệu Biểu 03.

2.3. Chỉ tiêu chất lượng nước mặt (chỉ số chất lượng nước tổng hợp WQI)

Để đánh giá chất lượng nước mặt trên toàn tỉnh Báo cáo này kế thừa kết quả quan trắc chất lượng môi trường tỉnh Bắc Giang từ Công tác bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Giang năm 2022, 2023 và các dự án trên địa bàn với 96 điểm lấy mẫu, khối lượng 325 mẫu nước (283 mẫu nước sông và 42 mẫu nước hồ) tại các nguồn nước mặt, được tính toán theo chỉ số chất lượng tổng hợp WQI.

Chỉ số tổng hợp WQI được thực hiện tính toán theo Quyết định số 1460/QĐ-TCMT ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Tổng Cục môi trường về Hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước.

Kết quả kiểm kê chỉ tiêu chất lượng nước mặt được tổng hợp theo biểu mẫu số 10.

2.4. Chỉ tiêu khai thác, sử dụng nước mặt

Việc kiểm kê chỉ tiêu khai thác, sử dụng nước mặt được thực hiện theo

các bước: (i) Điều tra tổng hợp (quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BTNMT)

theo Biểu mẫu số 17 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này; (ii) Trên cơ sở kết

quả điều tra tổng hợp, lựa chọn các công trình có quy mô khai thác (theo tỷ lệ

điều tra) để tiến hành điều tra chi tiết theo Biểu mẫu số 18 tại Phụ lục kèm theo.

Kiểm kê chỉ tiêu khai thác, sử dụng nước mặt được tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát bổ sung và tài liệu thu thập được về tình hình khai thác sử dụng nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh.

Đối tượng kiểm kê khai thác sử dụng nước mặt gồm: hồ chứa, đập dâng có dung tích toàn bộ ≥ 0,01 triệu m3; công trình khai thác, sử dụng nước mặt khác cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô > 0,1 m3/giây; khai thác nước mặt cho kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp là > 100 m3/ngày đêm.

Kết quả kiểm kê chỉ tiêu khai thác, sử dụng nước mặt tổng hợp theo Biểu mẫu số 12.

2.5. Chỉ tiêu xả nước thải vào nguồn nước

Trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện dự án “Xây dựng quy định phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” theo Quyết định phê duyệt nội dung, dự toán số 2775/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND tỉnh Bắc Giang. Trong đó, dự án đã đề xuất công tác điều tra khảo sát tổng thể xả thải vào nguồn nước. Do đó, chỉ tiêu kiểm kê xả nước thải vào nguồn nước sẽ sử dụng kết quả công tác điều tra ngoài thực địa của dự án này để tổng hợp đồng thời bổ sung thêm số liệu xả thải từ cấp phép môi trường năm 2021 đến nay.

Đối tượng kiểm kê xả nước thải vào nguồn nước gồm: các công trình xả nước thải có quy mô > 5 m3/ngày đêm (không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ).

Kết quả kiểm kê chỉ tiêu xả nước thải vào nguồn nước tổng hợp theo Biểu mẫu số 15 tại Phụ lục kèm theo.

3. Kết quả kiểm kê tài nguyên nước

3.1. Tổng hợp các chỉ tiêu kiểm kê

Tổng hợp các chỉ tiêu kiểm kê tài nguyên nước của tỉnh được thực hiện theo biểu mẫu 02. Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu kiểm kê như sau:

+ Số lượng nguồn nước mặt nội tỉnh là 1021 nguồn nước gồm: 120 sông suối nội tỉnh, 901 hồ ao.

+ Lượng nước mặt nội tỉnh: Tổng lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh là 6.505,7 triệu m3, trong đó lượng nước tập trung nhiều vào mùa mưa lũ từ tháng 5 đến tháng 10.

+ Tổng dung tích hồ chứa: 270,05 triệu m3.

+ Tổng số điểm phân tích chất lượng nước: 96 điểm.

+ Số lượng công trình khai thác sử dụng nước mặt nội tỉnh là: 421 công trình.

+ Số lượng công trình xả thải vào nguồn nước nội tỉnh là: 75 công trình.

STT

Nhóm, tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kết quả

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

1

Số lượng nguồn nước mặt

1021

1.1

Sông, suối, kênh, rạch

Nguồn nước

120

1.2

Hồ, ao, đầm, phá

901

2

Lượng nước mặt

2.1

Tổng lượng dòng chảy

6.505,7

2.1.1

Tháng 1

Triệu m3

63,82

2.1.2

Tháng 2

23,67

2.1.3

Tháng 3

45,03

2.1.4

Tháng 4

109,17

2.1.5

Tháng 5

194,42

2.1.6

Tháng 6

313,58

2.1.7

Tháng 7

454,92

2.1.8

Tháng 8

655,35

2.1.9

Tháng 9

347,11

2.1.10

Tháng 10

128,53

2.1.11

Tháng 11

50,89

2.1.12

Tháng 12

30,84

2.2

Tổng dung tích các hồ chứa

Triệu m3

270,05

3

Chất lượng nước mặt (chỉ số chất lượng nước tổng hợp WQI)

Điểm

3.1

Tổng số điểm phân tích

96

3.2

Rất tốt (giá trị WQI từ 91 đến 100)

15

3.3

Tốt (giá trị WQI từ 76 đến 90)

46

3.4

Trung bình (giá trị WQI từ 51 đến 75)

29

3.5

Kém (giá trị WQI từ 26 đến 50)

6

3.6

Ô nhiễm nặng (giá trị WQI từ 10 đến 25)

0

3.7

Ô nhiễm rất nặng (giá trị WQI < 10)

0

4

Khai thác, sử dụng nước mặt

4.1

Số lượng công trình

421

4.1.1

Hồ chứa

Công trình

301

4.1.2

Đập dâng

23

4.1.3

Trạm bơm

86

4.1.4

Cống

0

4.1.5

Nhà máy nước

9

4.1.6

Khác….

2

4.2

Lượng nước khai thác sử dụng

m3/ngày

4.2.1

Tưới

m3/giây

27,22

4.2.2

Phát điện

KW

0

4.2.3

Kinh doanh dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp

m3/ngày

3.917

4.2.4

Khác….

m3/ngày

17.300

5

Xả nước thải vào nguồn nước

5.1

Số lượng công trình

75

5.1.1

Sản xuất công nghiệp

Công trình

8

5.1.2

Sinh hoạt

27

5.1.3

Khác….

40

5.2

Tổng lượng nước thải

15333

5.2.1

Sản xuất công nghiệp

m3/ngày

7530

5.2.2

Sinh hoạt

1363

5.2.3

Khác…..

6440

Bảng. 1. Tổng hợp các chỉ tiêu kiểm kê tài nguyên nước tỉnh Bắc Giang

3.2. Kết quả kiểm kê chỉ tiêu số lượng nguồn nước mặt

Tổng hợp từ danh mục nguồn nước mặt nội tỉnh và danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp kiểm kê số lượng nguồn nước mặt nội tỉnh gồm có:

– 120 sông, suối nội tỉnh được phân chia thành các phần như sau:

+ Sông cấp 1: 05 sông, suối;

+ Sông cấp 2: 04 sông, suối;

+ Sông cấp 3: 48 sông, suối;

+ Sông cấp 4: 44 sông, suối;

+ Sông cấp 5: 17 sông, suối;

+ Sông cấp 6: 02 sông, suối

– 901 hồ chứa lớn, vừa và nhỏ, cụ thể như sau:

+ Đập, hồ chứa nước lớn: 22 ao, hồ (đập, hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 3 triệu m3 đến dưới 1 tỷ m3 hoặc chiều cao đập ≥15m).

+ Đập, hồ chứa nước vừa: 19 ao, hồ (đập, hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 500 nghìn m3 đến dưới 3 triệu m3 hoặc chiều cao đập từ 10 đến 15m).

+ Đập, hồ chứa nước nhỏ: 253 ao, hồ (đập, hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 50.000 m3 đến dưới 500 nghìn m3 hoặc chiều cao đập từ 5m đến dưới 10m).

+ Đập, hồ chứa nước nhỏ khác: 607 ao, hồ (đập, hồ chứa nước có dung tích toàn bộ dưới 50.000 nghìn m3 hoặc chiều cao đập dưới 5m).

3.3. Kết quả kiểm kê chỉ tiêu lượng nước mặt

– Tổng lượng dòng chảy:

Tổng lượng dòng chảy trên địa bàn tỉnh là 6.505,7 triệu m3/năm, tương ứng với mô đun dòng chảy Mo=55,6 l/s.km2. Trong đó chiếm nhiều nhất là tiểu vùng ven sông Cầu khoảng 2.405,6 triệu m3/năm, ít nhất là tiểu vùng sông Sỏi khoảng 265,6 triệu m3/năm. Tổng lượng nước nội sinh trong tỉnh là 2.608,3 triệu m3/năm. Tổng lượng dòng chảy trên sông, suối nội tỉnh là 2417,21 triệu m3/năm;

TỈNH BẮC GIANG MỘT TRONG NHỮNG ĐỊA PHƯƠNG ĐI ĐẦU TRONG CÔNG TÁC KIỂM KÊ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NHẰM PHỤC VỤ PHÁT TRITỈNH BẮC GIANG MỘT TRONG NHỮNG ĐỊA PHƯƠNG ĐI ĐẦU TRONG CÔNG TÁC KIỂM KÊ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NHẰM PHỤC VỤ PHÁT TRI
Hình. 1. Biểu đồ tổng lượng nước mặt trên các tiểu vùng tính toán

– Tổng dung tích các hồ chứa: 270,05 triệu m3.

3.4. Kết quả kiểm kê chỉ tiêu chất lượng nước mặt

Chỉ số chất lượng nước WQI được tính theo hướng dẫn trong quyết định số

1460/QĐ-TCMT ngày 12/11/2019 về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng nước Việt Nam.

Tổng số mẫu phân tích: 325 mẫu của 96 điểm lấy mẫu.

+ Rất tốt (giá trị WQI từ 91 đến 100): 60 mẫu;

+ Tốt (giá trị WQI từ 76 đến 90): 147 mẫu;

+ Trung bình (giá trị WQI từ 51 đến 75): 83 mẫu;

+ Kém (giá trị WQI từ 26 đến 50): 24 mẫu;

+ Ô nhiễm nặng (giá trị WQI từ 10 đến 25): 11 mẫu;

+ Ô nhiễm rất nặng (giá trị WQI <10): 0.

TỈNH BẮC GIANG MỘT TRONG NHỮNG ĐỊA PHƯƠNG ĐI ĐẦU TRONG CÔNG TÁC KIỂM KÊ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NHẰM PHỤC VỤ PHÁT TRITỈNH BẮC GIANG MỘT TRONG NHỮNG ĐỊA PHƯƠNG ĐI ĐẦU TRONG CÔNG TÁC KIỂM KÊ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NHẰM PHỤC VỤ PHÁT TRI
Hình. 2. Biểu đồ đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt tỉnh Bắc Giang theo VN_WQI

Theo kết quả kiểm kê đánh giá chất lượng nước mặt WQI ở phần trên cho thấy giá trị WQI chất lượng nước mặt tỉnh Bắc Giang đạt từ 14 đến 97, tương ứng chất lượng nước từ kém đến rất tốt. Điểm có chất lượng xấu nhất trong tỉnh là điểm tiếp nhận nước thải của KCN Vân Trung ở xã Vân Trung huyện Việt Yên. Các khu vực có chất lượng rất tốt (WQI>90) chủ yếu tập trung ở các nguồn nước trên địa bàn huyện Sơn Động, Lục Ngạn. Các nguồn nước mặt có chất lượng kém, xấu chủ yếu ở địa bàn các huyện Tân Yên, Yên Dũng, Việt Yên, TP Bắc Giang. Đặc biệt là huyện Việt Yên chất lượng các nguồn nước mặt kém do địa bàn huyện có nhiều khu công nghiệp lớn tập trung như KCN Vân Trung, KCN Quang Châu, KCN Đình Trám. Nguồn gây ô nhiễm chất lượng nước mặt phát sinh chủ yếu từ các hoạt động xả thải trong công nghiệp, sản xuất, nông nghiệp và sinh hoạt.

3.5. Kết quả kiểm kê chỉ tiêu khai thác, sử dụng nước mặt

Kết quả tổng hợp thông tin khai thác, sử dụng nước mặt nội tỉnh như sau: tổng có 421 công trình khai thác, sử dụng nước nước mặt nội tỉnh gồm 301 hồ chứa, 23 đập dâng, 86 trạm bơm, 09 nhà máy nước, 02 công trình khác; lượng nước khai thác cho mục đích tưới là 27,22 m3/s, cho kinh doanh dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp là 3.917 m3/ngày, cho mục đích khác là 17.300 m3/ngày.

Bảng. 2. Chỉ tiêu khai thác sử dụng nước mặt

STT

Nhóm, tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kết quả

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Các nguồn nước sông, suối, hồ nội tỉnh

4.1

Số lượng công trình

421

Hồ chứa

Công trình

301

Đập dâng

23

Trạm bơm

86

Cống

0

Nhà máy nước

9

Khác

2

4.2

Lượng nước khai thác sử dụng

Tưới

m3/giây

27,22

Phát điện

KW

0

Kinh doanh dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp

m3/ngày

3917

Khác

m3/ngày

17.300

TỈNH BẮC GIANG MỘT TRONG NHỮNG ĐỊA PHƯƠNG ĐI ĐẦU TRONG CÔNG TÁC KIỂM KÊ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NHẰM PHỤC VỤ PHÁT TRITỈNH BẮC GIANG MỘT TRONG NHỮNG ĐỊA PHƯƠNG ĐI ĐẦU TRONG CÔNG TÁC KIỂM KÊ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NHẰM PHỤC VỤ PHÁT TRI
Hình. 3. Hiện trạng khai thác sử dụng nước theo các sông nội tỉnh
TỈNH BẮC GIANG MỘT TRONG NHỮNG ĐỊA PHƯƠNG ĐI ĐẦU TRONG CÔNG TÁC KIỂM KÊ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NHẰM PHỤC VỤ PHÁT TRITỈNH BẮC GIANG MỘT TRONG NHỮNG ĐỊA PHƯƠNG ĐI ĐẦU TRONG CÔNG TÁC KIỂM KÊ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NHẰM PHỤC VỤ PHÁT TRI
Hình. 4. Hiện trạng khai thác sử dụng nguồn nước mặt theo đơn vị hành chính

3.6. Kết quả kiểm kê chỉ tiêu xả nước thải vào nguồn nước

Kết quả tổng hợp thông tin xả nước thải vào nguồn nước nội tỉnh như sau: Kiểm kê được số lượng công trình xả thải > 5m3/ngày đêm là 75 công trình xả nước thải vào nguồn nước nội tỉnh, lưu lượng xả nước thải vào nguồn nước cho mục đích sản xuất công nghiệp là 7.530 m3/ngày, mục đích sinh hoạt là 1.363 m3/ngày, mục đích khác là 6.440 m3/ngày.

STT

Nhóm, tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kết quả

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Các nguồn nước sông, suối nội tỉnh

Tổng

5.1

Số lượng công trình

75

Sản xuất công nghiệp

Công trình

8

Sinh hoạt

27

Khác

40

5.2

Tổng lượng nước thải

15333

Sản xuất công nghiệp

m3/ngày

7530

Sinh hoạt

m3/ngày

1363

Khác

m3/ngày

6440

Bảng. 3. Chỉ tiêu xả thải vào nguồn nước

TỈNH BẮC GIANG MỘT TRONG NHỮNG ĐỊA PHƯƠNG ĐI ĐẦU TRONG CÔNG TÁC KIỂM KÊ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NHẰM PHỤC VỤ PHÁT TRITỈNH BẮC GIANG MỘT TRONG NHỮNG ĐỊA PHƯƠNG ĐI ĐẦU TRONG CÔNG TÁC KIỂM KÊ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NHẰM PHỤC VỤ PHÁT TRI
Hình. 5. Hiện trạng xả thải vào nguồn nước mặt nội tỉnh
TỈNH BẮC GIANG MỘT TRONG NHỮNG ĐỊA PHƯƠNG ĐI ĐẦU TRONG CÔNG TÁC KIỂM KÊ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NHẰM PHỤC VỤ PHÁT TRITỈNH BẮC GIANG MỘT TRONG NHỮNG ĐỊA PHƯƠNG ĐI ĐẦU TRONG CÔNG TÁC KIỂM KÊ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NHẰM PHỤC VỤ PHÁT TRI
Hình. 6. Hiện trạng xả thải vào nguồn nước nội tỉnh ở các huyện, thành phố
TỈNH BẮC GIANG MỘT TRONG NHỮNG ĐỊA PHƯƠNG ĐI ĐẦU TRONG CÔNG TÁC KIỂM KÊ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NHẰM PHỤC VỤ PHÁT TRITỈNH BẮC GIANG MỘT TRONG NHỮNG ĐỊA PHƯƠNG ĐI ĐẦU TRONG CÔNG TÁC KIỂM KÊ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NHẰM PHỤC VỤ PHÁT TRI
Hình. 7. Bản đồ kiểm kê tài nguyên nước tỉnh Bắc Giang

4. Lời cảm ơn

Cám ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, Trung tâm Công nghệ và Dữ liệu tài nguyên nước đã cung cấp số liệu và tài liệu dự án “Kiểm kê tài nguyên nước đối với các nguồn nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” để viết bài báo này.

5. Kết luận và kiến nghị

Như vậy, kết quả kiểm kê đã cho thấy hiện trạng tài nguyên nước mặt nội tỉnh, hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt, hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước. Theo đó lượng khai thác sử dụng và xả thải vào nguồn nước còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn nước liên tỉnh. Số lượng nguồn nước mặt nội tỉnh là các sông suối gồm 120 sông, số lượng nguồn nước mặt là ao, hồ, đầm, phá gồm 901 hồ, ao. Tổng lượng dòng chảy trên địa bàn tỉnh là 6.505,7 triệu m3/năm, tương ứng với mô đun dòng chảy Mo=55,6 l/s.km2. Trong đó chiếm nhiều nhất là tiểu vùng ven sông Cầu khoảng 2.405,6 triệu m3/năm, ít nhất là tiểu vùng sông Sỏi khoảng 265,6 triệu m3/năm. Tổng lượng nước nội sinh trong tỉnh là 2.608,3 triệu m3/năm. Tổng lượng dòng chảy trên sông, suối nội tỉnh là 2417,21 triệu m3/năm; tổng dung tích các hồ chứa nước là 270,05 triệu m3. Lượng nước khai thác cho mục đích tưới là 27,22 m3/s, cho kinh doanh dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp là 3.917 m3/ngày, cho mục đích khác là 17.300 m3/ngày. Lưu lượng xả nước thải vào nguồn nước cho mục đích sản xuất công nghiệp là 7.530 m3/ngày, mục đích sinh hoạt là 1.363 m3/ngày, mục đích khác là 6.440 m3/ngày. Có thể thấy để đảm bảo phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước cần có sự phân bổ khai thác sử dụng hợp lý giữa các nguồn nước, các mục đích khai thác và giám sát chặt chẽ hoạt động xả nước thải vào nguồn nước.

Kiến nghị thực hiện công tác kiểm kê định kỳ theo đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia phục vụ công tác quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế – xã hội.

Nguồn: congnghiepmoitruong.vn

Kiểm kê tài nguyên nước đối với các nguồn nước nhằm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bắc Giang

 

Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 2/4/2024 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15.

17.4

Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 được Quốc hội Khóa XV, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Để triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước với mục đích:Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; Xác định trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương trong việc tiến hành các hoạt động triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước trên phạm vi cả nước.

Yêu cầu đặt ra là Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước;

Xác định lộ trình cụ thể để bảo đảm từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước được thực hiện thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước.

Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Tài nguyên nước

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp tổ chức Hội nghị quán triệt, phổ biến Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật ở Trung ương. Thời gian thực hiện: Năm 2024.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì phối hợp tổ chức Hội nghị quán triệt, phổ biến Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật tại các địa phương. Thời gian thực hiện: Năm 2024 - 2025.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tập huấn chuyên sâu về Luật và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật cho các đối tượng là cán bộ, công chức, người làm công tác tham mưu, quản lý nhà nước về tài nguyên nước, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tập huấn chuyên sâu về Luật và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật cho cán bộ, công chức của các Sở, ngành cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Thời gian thực hiện: Năm 2024 và các năm tiếp theo.

Xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Thời gian trình Chính phủ: Tháng 12 năm 2024.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Xây dựng theo chức năng quản lý nhà nước được giao chủ trì xây dựng Nghị định có nội dung quy định việc sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sinh hoạt theo quy định tại khoản 5 Điều 43 Luật Tài nguyên nước. Thời gian trình Chính phủ trước năm 2026.

Bên cạnh đó, rà soát, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác được giao trong Luật Tài nguyên nước. Cụ thể, Bộ Xây dựng rà soát các văn bản có nội dung quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để bảo đảm an toàn, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, giảm thiểu tỷ lệ thất thoát nước. Thời gian thực hiện: Từ năm 2024 đến năm 2026.

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao trong Luật

Căn cứ quy định của Luật Tài nguyên nước, các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; quản lý lưu vực sông, nguồn nước; có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao tại khoản 2 Điều 79 Luật Tài nguyên nước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng, vận hành các công trình, hệ thống công trình thủy lợi, công trình cấp nước nông thôn và bảo đảm về an toàn đập, hồ chứa thủy lợi thuộc phạm vi quản lý theo các quy định về khai thác, sử dụng tài nguyên nước; cung cấp thông tin, số liệu để xây dựng kịch bản nguồn nước.

Bộ Công Thương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng, vận hành các công trình khai thác, sử dụng nước và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi quản lý theo các quy định về khai thác, sử dụng tài nguyên nước; cung cấp thông tin, số liệu để xây dựng kịch bản nguồn nước và thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan (căn cứ khoản 4 Điều 79 Luật Tài nguyên nước.

Bộ Xây dựng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng, vận hành các công trình cấp, thoát nước đô thị, các khu dân cư nông thôn tập trung và khu chức năng thuộc phạm vi quản lý theo các quy định về khai thác, sử dụng tài nguyên nước; cung cấp thông tin, số liệu để xây dựng kịch bản nguồn nước và thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan (căn cứ khoản 5 Điều 79 Luật Tài nguyên nước).

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước được giao tại khoản 1 Điều 80 Luật Tài nguyên nước.

Nguồn: baochinhphu.vn

Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước

 

Khánh thành Nhà máy xử lý nước sạch lớn nhất tỉnh Thừa Thiên- Huế

(TN&MT) - Nhà máy xử lý nước sạch (NMXLNS) Vạn Niên có công suất 120.000 m3/ngày đêm (giai đoạn 1 là 60.000 m3/ngày đêm), tổng mức đầu tư gần 800 tỉ đồng, là nhà máy nước sạch lớn nhất tỉnh và được ví như “trái tim” của hệ thống cấp nước Thừa Thiên- Huế.

Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên- Huế (HueWACO) vừa tổ chức Lễ khánh thành NMXLNS Vạn Niên (phường Thủy Biều, TP. Huế).

Dự án được UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1611/QĐ-UBND ngày 3/7/2020, phân kỳ thực hiện theo 2 giai đoạn, với tổng mức đầu tư là 794 tỉ đồng, giai đoạn 1 là 600,5 tỉ đồng; khởi công ngày 24/2/2021 do liên danh nhà thầu EPC TNG – Kobelco Eco Solutions Việt Nam thực hiện.

12.4

Nhà máy xử lý nước sạch Vạn Niên

Sau hơn 3 năm triển khai, Nhà máy XLNS Vạn Niên đã chính thức vận hành, phát nước thương mại vào ngày 18/9/2023, đưa tổng công suất cấp nước sạch toàn tỉnh đạt 300.000 m3/ngày đêm.

NMXLNS Vạn Niên sử dụng công nghệ “bể lắng lọc thông minh, chất lượng cao, thân thiện môi trường”. Giải pháp công nghệ này giúp xử lý hiệu quả nguồn nước có độ đục cao đặc biệt vào mùa mưa lũ với độ đục sau lắng luôn dưới 0,5 NTU và chất lượng sau lọc có độ đục luôn dưới 0,02 NTU (thấp hơn 100 lần so với tiêu chuẩn Việt Nam), Fe, Mn dưới ngưỡng 0,001mg/l (thấp hơn tiêu chuẩn Việt Nam 300 lần)...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của tập thể lãnh đạo, cán bộ, người lao động HueWACO và liên danh nhà thầu EPC; sự phối hợp các sở, ban, ngành liên quan để Dự án NMXLNS Vạn Niên hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo cấp nước an toàn, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh nhà. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị HueWACO tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực, trình độ quản lý, sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả, xứng danh là đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

12.4.1

Nhà máy xử lý nước sạch Vạn Niên sử dụng công nghệ “bể lắng lọc thông minh, chất lượng cao, thân thiện môi trường”

Dịp này, để quản lý, vận hành thông minh hệ thống cấp nước, HueWACO cũng khánh thành Trung tâm Vận hành tự động Hệ thống cấp nước toàn công ty. Trung tâm tích hợp hệ thống điều khiển tự động SCADA các nhà máy tại khu vực trung tâm TP. Huế, mạng lưới và các trạm quan trắc.

Lãnh đạo HueWACO cho hay sẽ tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 trong thời gian tới với việc tích hợp mở rộng cho khu vực phía Bắc và Nam của tỉnh, từng bước thực hiện mục tiêu hiện đại hóa quản lý, hướng đến quản lý thông minh hệ thống cấp nước, phù hợp với định hướng xây dựng đô thị thông minh tỉnh.

Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên- Huế (HueWACO), tiền thân là nhà máy nước Vạn Niên khởi công xây dựng năm 1909 và hoàn thành vào năm 1911, sớm nhất ở miền Trung. HueWACO là đơn vị được UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế giao nhiệm vụ cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh không phân biệt đô thị hay nông thôn. Sự kiện khánh thành Nhà máy xử lý nước sạch Vạn Niên đánh dấu cột mốc đặc biệt trong tiến trình phát triển 115 năm của HueWACO. Đến nay, HueWACO đã cấp nước sạch đảm bảo an toàn cho hơn 97 % người dân trên địa bàn toàn tỉnh.

Nguồn: baotainguyenmoitruong.vn

Khánh thành Nhà máy xử lý nước sạch lớn nhất tỉnh Thừa Thiên- Huế

 

Nguồn nước ô nhiễm có thể gây tổn thất tới 3,5% GDP mỗi năm

Nguồn nước ô nhiễm ở Việt Nam có thể gây tổn thất ước tính tới 3,5% GDP/năm. Những thách thức nào đang đặt ra trong việc sử dụng hiệu quả và đảm bảo an ninh nguồn nước?Thiệt hại kinh tế khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm

Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới, nguồn nước ô nhiễm ở Việt Nam có thể gây tổn thất ước tính tới 3,5% GDP mỗi năm. Phát triển đô thị, xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu dùng trong nông nghiệp và nhiều vấn đề khác đang gây ra những áp lực lớn không ngừng đối với các lưu vực sông. 

Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè từng đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề. Hơn 10 năm trước, TP Hồ Chí Minh đã đầu tư hơn 8.600 tỷ đồng để cải tạo môi trường, hứa hẹn một không gian xanh mát giữa lòng đô thị. Thế nhưng, thực tế, nhiều đoạn dưới lòng kênh lại nhếch nhác, thường xuyên bốc mùi hôi thối.

Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè dài gần 10km, chảy qua nhiều quận đổ ra sông Sài Gòn. Con kênh dù đã được cải tạo, nhiều đoạn nhìn có vẻ đẹp tuy nhiên chất lượng nguồn nước lại bị ô nhiễm bởi toàn bộ lượng nước thải đô thị vẫn thải trực tiếp ra kênh rồi bơm thẳng ra sông Sài Gòn thông qua hệ thống cống ngầm dưới lòng kênh mà chưa được thu gom, xử lý theo đúng tiêu chuẩn.

Trong khi nguồn ngoại sinh suy giảm nghiêm trọng thì nguồn nội sinh lại ô nhiễm khiến việc cung cấp nguồn nước mặt cho hoạt động nông nghiệp đang tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng tiền ngân sách của các địa phương trong nhiều năm qua.

Theo PGS.TS Dương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học tài nguyên nước: ''Tôi cho rằng việc cải tạo các dòng sông chỉ giải quyết vấn đề thẩm mỹ còn về chất lượng cũng chỉ cải thiện trong 1-3 năm đầu tiên rồi sau đó lại gần như sẽ đâu vào đấy. Bởi bản chất các hệ thống thải ra sông không có gì thay đổi, chỉ có đường thoát thay đổi, lượng nước thải xả ra thì vẫn không thay đổi''.

Tình trạng tái ô nhiễm sau khi cải tạo vệ sinh không chỉ xảy ra ở kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè mà còn xuất hiện ở nhiều kênh khác trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Ngoài lãng phí khi phải tiếp tục xử lý ô nhiễm thì thực trạng này còn ảnh hưởng đến tài nguyên nước sông Sài Gòn.

Hầu hết các sông chính ở Việt Nam hiện nay đều đã và đang bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau, trong đó ô nhiễm chủ yếu các vùng trung và hạ du; khu vực tập trung đông dân cư và các khu công nghiệp, hiện tượng ô nhiễm diễn ra nghiêm trọng hơn.

Cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, nước ngọt không phải là vô hạn. Tổng lượng nước mặt của các lưu vực sông trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 840 tỷ m3/năm, nhưng chỉ có khoảng 37% là nước nội sinh nằm trong lãnh thổ, còn 63% là nước chảy vào từ các con sông qua các nước láng giềng. 

Hiện nay lượng nước ngoại sinh này đang suy giảm từng năm, khiến lượng nước mặt của Việt đang ngày càng cạn kiệt đến mức báo động. Trong khi đó việc sử dụng nguồn nước mặt trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải… chưa hiệu quả đang khiến cho tài nguyên này bị thất thoát và lãng phí.

Sử dụng nguồn nước chưa hiệu quả

Cống Cẩm Đình, huyện Phúc Thọ, Hà Nội, điểm dẫn nước từ sông Hồng vào sông Đáy, nước sông Hồng Cạn, khu vực cửa cống giờ là nơi để người dân đánh nốt những mẻ cá cuối trước khi thành những vũng nước tù.

Đầu vào không có nên trên hệ thống sông Đáy nguồn nước mặt đang suy giảm nghiêm trọng, hiện nay nhiều điểm đã trơ đáy. Cống Nhật Tựu, huyện Kim Bảng, Hà Nam, thời điểm này, khi bà con cần tưới dưỡng thì nguồn nước lấy từ sông vào lại đèn ngòm, nổi bọt trắng.

Trong khi nguồn ngoại sinh suy giảm nghiêm trọng thì nguồn nội sinh lại ô nhiễm khiến việc cung cấp nguồn nước mặt cho hoạt động nông nghiệp đang tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng tiền ngân sách của các địa phương trong nhiều năm qua. Chi phí đã lớn nhưng hầu hết các khoản thu từ việc sử dụng nguồn nước mặt trong hoạt động nông nghiệp lại không có.

Không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp, mà việc thất thoát các khoản phí từ nguồn nước mặt trong lĩnh vực giao thông vận tải hiện cũng được coi là rất lớn. Mỗi năm, trung bình số hàng hóa đi bằng đường thủy từ khu vực ĐBSCL đến TP Hồ Chí Minh để xuất khẩu qua các cảng nước sâu tương đương gần 23 triệu tấn. Chi phí để vận chuyển hàng hóa nếu đi bằng đường thủy chỉ mất 170.000 đồng/tấn, trong khi đó nếu đi bằng đường bộ sẽ là hơn 500.000 đồng/tấn, cao gấp gần 3 lần nếu đi bằng đường thủy.

Rõ ràng, đi đường bộ sẽ phải chịu rất nhiều loại phụ phí phát sinh, cầu phà đường bộ, nhưng bằng đường thủy lại đang chưa bị thu phí vận tải trên hệ thống nước mặt. Việc chậm thu phí này sẽ làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Trong khi nhiều quốc gia bắt đầu phát kiến ra những công nghệ xử lý nước thải, lọc nước biển để chủ động tạo ra nguồn nước ngọt thì chúng ta còn đang loay hoay với bài toán sử dụng như thế nào cho hiệu quả tài nguyên nước.

Tình trạng sử dụng tài nguyên nước chưa hiệu quả, nguồn nước liên tục bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng cùng với ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu đã và đang gây sức ép không nhỏ đến đời sống người dân và tăng trưởng kinh tế.

Những năm gần đây, chỉ tính riêng lĩnh vực xử lý nước thải đô thị, dự tính từ năm 2015 đến năm 2025, Chính phủ cần đầu tư khoảng 8,3 tỷ USD. Những con số khổng lồ cho một quốc gia đang phát triển và cần nguồn lực lớn để hiện thực hóa rất nhiều mục tiêu trở thành một quốc gia phát triển bền vững.

Phục hồi nguồn nước bị suy thoái

Mạng lưới đường thủy của đồng bằng sông Cửu Long, tất cả dòng sông chính cùng các phụ lưu, hệ thống kênh, rạch chảy qua các khu công nghiệp, khu dân cư, các vùng tài nguyên tạo nên sự kết nối, mang lại những lợi ích thiết thực cho phát triển kinh tế. Đây chính là một trong những giá trị mà nguồn tài nguyên nước mang lại.
So với đường bộ, vận tải theo đường sông có khối lượng lớn, lịch trình ổn định và chi phí tiết kiệm hơn từ 30-40%, được đánh giá là chiếm ưu thế tuyệt đối trong các phương tiện vận tải hiện nay. Nếu như đường bộ bị giới hạn về tải trọng cầu, đường thì đường thủy đáp ứng được tất cả mặt hàng cồng kềnh, siêu trường, siêu trọng. Điều này cho thấy một phần giá trị của tài nguyên nước, từ đó đặt ra vấn đề bảo vệ và quản lý bền vững nguồn nước trước tình trạng các dòng sông bị ô nhiễm và suy thoái, cạn kiệt như hiện nay.

Thiếu sự kết nối, phối hợp chặt chẽ giữa các dự án liên quan đến xử lý ô nhiễm nguồn nước mặt đã dẫn tới kém hiệu quả trong việc khai thác và quản lý tài nguyên nước. Nguyên nhân chính là nguồn thải gây ô nhiễm vẫn chưa kiểm soát được triệt để.

Việt Nam là một trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, trong đó tài nguyên nước sẽ chịu những ảnh hưởng lớn nhất và sớm nhất do những diễn biến bất thường về lượng mưa và nước biển dâng. Sự phát triển bền vững của một quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có bảo đảm an ninh nguồn nước. Chính vì vậy, quản lý tài nguyên nước là nhân tố hàng đầu cho phát triển bền vững kinh tế – xã hội.

Nguồn tin: vtv.vn

Nguồn nước ô nhiễm có thể gây tổn thất tới 3,5% GDP mỗi năm

 
Trang 12345678910

Trang 1 trong tổng số 28 trang

Video sự kiện

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.

Playlist: 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23

1.2024

2.2024

 

  • Tin mới nhất
  • Tin xem nhiều nhất

Liên kết web

Bộ Tài nguyên và Môi trường Cục quản lý tài nguyên nước Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia Tổng cục địa chất và khoáng sản Dự án BRG Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam Ủy ban sông Mê Kông Hội địa chất thủy văn Việt Nam

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay60
mod_vvisit_counterTrong tuần3280
mod_vvisit_counterTrong tháng2215
mod_vvisit_counterTất cả4093985

We have: 4 guests online